DetailController

Bình Phước tổ chức hoạt động về nguồn kết hợp thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công cách mạng nhân dịp kỷ niệm 63 năm ngày thành lập Ngành và 73 năm ngày Thương binh Liệt sỹ.

Kế tục truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam, hướng tới nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2020), nhằm tri ân tưởng nhớ công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập dân tộc và thiết thực chào mừng kỷ niệm 63 năm ngày thành lập lực lượng Quản lý thị trường (03/7/1957-03/7/2020), được sự đồng ý của Đảng ủy Cục Quản lý thị trường Bình Phước vào ngày 05/7/2020 Ban chấp hành Chi đoàn cơ sở Cục QLTT Bình Phước phối hợp với BCH Công đoàn cơ sở Cục QLTT Bình Phước tổ chức hoạt động thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công cách mạng kết hợp thực hiện hoạt động về nguồn tại Căn cứ Bộ chỉ huy miền Tà Thiết thuộc địa bàn xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

         Hoạt động thăm hỏi, tặng quà: Tại các nơi đến thăm, Đoàn đã gửi lời thăm hỏi ân cần, và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những hy sinh, mất mát của các gia đình chính sách, khẳng định Đảng, Nhà nước luôn biết ơn và tri ân sự hy sinh xương máu của các thương bệnh binh, các anh hùng liệt sỹ trong những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đoàn đã có những phần quà tặng các gia đình chính sách, có công nhân dịp kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ.

Đại diện Công đoàn và Chi đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, có công , Ảnh: Minh Thạnh

Hoạt động về nguồn: Kết thúc hoạt động thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, có công với cách mạng Đoàn tập trung di chuyển về Căn cứ Bộ chỉ huy miền Tà Thiết để tổ chức lễ dâng hương tại nhà tưởng niệm của khu di tích và theo chân của hướng dẫn viên để thăm các điểm di tích lịch sử tại căn cứ nơi mà trước năm 1975  các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từng tham gia chiến đấu, sinh sống tại Căn cứ.

Đoàn viên Công đoàn và Chi đoàn thực hiện Lễ dâng hương và thăm các điểm tại di tích , Ảnh: Tiến Cường

Chuyến về nguồn đã đem đến cho các Đoàn viên thanh niên và Công đoàn viên của công đoàn nhiều cung bậc cảm xúc cũng như lòng biết ơn sâu sắc đến các bậc anh hùng đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần giáo dục sâu rộng trong đoàn viên thanh niên, công đoàn viên của công đoàn về truyền thống uống nước nhớ nguồn. Bên cạnh đó nêu cao lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường cùng niềm tin tuyệt đối về sự lãnh đạo của Đảng, ý thức sống đẹp – sống có ích, phát huy tinh thần hăng say, tính xung kích của tuổi trẻ trong các hoạt động thi đua lập nhiều thành tích xuất sắc trên các mặt công tác nhằm chào mừng kỷ niệm 63 năm thành lập ngày thành lập lực lượng Quản lý thị trường.

Giới thiệu sơ lược về Căn cứ Tà Thiết

Sự thành lập và quá trình hoạt động của Khu căn cứ Quân ủy - Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam Việt Nam hay còn gọi là “Rừng chính phủ” (Căn cứ Tà Thiết) tọa lạc tại sóc Tà Thiết, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh. Căn cứ Tà Thiết là căn cứ cuối cùng của Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền - một căn cứ dự trữ hậu cần chiến lược, mà còn căn cứ cơ bản của Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng vẻ vang của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Cổng vào khu di tích Căn cứ Bộ chỉ huy miền Tà Thiết, Ảnh: ST

Ngày 07/4/1972, Lộc Ninh được hoàn toàn giải phóng và trở thành thủ phủ của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Vùng giải phóng được mở rộng là một thuận lợi lớn cho việc xây dựng căn cứ. Để phù hợp với tình hình mới có lợi cho cách mạng miền Nam, Bộ Chỉ huy Miền đã dời từ huyện Dương Minh Châu về căn cứ Tà Thiết.         

Khu căn cứ được xây từ năm 1973, có diện tích 16km2 bao gồm: nhà ở và nhà làm việc của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước như Trần Văn Trà, Nguyễn Thị Định, Lê Đức Anh và các hạng mục: Bếp Hoàng Cầm, Hầm Giao ban, nhà Chính ủy, Hội trường… Nhà và các hạng mục đều được xây dựng theo lối nửa chìm nừa nổi, cột, kèo làm bằng cây rừng, mái lợp lá trung quân, nép mình dưới những tán cây lớn và những bụi le đan cài chằng chịt nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng, thuận tiện, an toàn trong sinh hoạt của các đồng chí lãnh đạo.

Tại Căn cứ Quân ủy - Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã diễn ra các sự kiện trọng đại: Nơi đón tiếp các phái đoàn cao cấp của Bộ Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu, Trung ương cục để bàn kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang, triển khai các phương án tác chiến, các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình hình thành và phát triển các căn cứ của Bộ Chỉ huy Miền trong cuộc chiến tranh chống Mỹ là một trong những đóng góp thiết thực vào kho tàng tri thức quân sự của ông cha ta và của quân đội ta trong quá trình giữ nước.

Với ý nghĩa lịch sử to lớn, ngày 16/11/1988 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Căn cứ Quân ủy - Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam Việt Nam (Tà Thiết) là di tích lịch sử Quốc gia.

Ngày 20/4/1995, di tích Tà Thiết được phục hồi lại nguyên trạng, gồm các hạng mục: Bếp Hoàng Cầm, Hầm Giao ban, Hầm chữ A, Hội trường, nhà ở và nhà làm việc của các đồng chí lãnh đạo mà tên tuổi đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc như: Đại tướng Lê Đức Anh, Thượng tướng Trần Văn Trà, Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, Chính ủy Phạm Hùng… Nhằm giới thiệu truyền thống đấu tranh của cha anh đi trước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Ngày 23/3 tại Căn cứ Tà Thiết (ấp Cần Dực, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh), tỉnh Bình Phước đã tổ chức Lễ kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975 - 23/3/2016), đồng thời công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày nay, di tích lịch sử Tà Thiết là địa chỉ đỏ du lịch về nguồn đầy ý nghĩa của các đoàn khách tham quan trong tỉnh và ngoài tỉnh./.

          
Tiến Cường - Cục QLTT Bình Phước

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc